Tình trạng “chán đi làm” kèm theo nhiều triệu chứng như Thứ 2 buồn chán (Blue Monday) và Ơn giời thứ 6 đây rồi (TGIF) bấy lâu nay vẫn thường được lan truyền trong cộng đồng dân công sở như sự mặc định cho một cơ số người đi làm … có thâm niên. Dù rằng nó không mấy tích cực nhưng lại tồn tại rất phổ biến và hiển nhiên, và khi có ai đó nói rằng họ không bao giờ thấy chán thì xem chừng có vẻ … bất thường!
Nhưng nếu như tình trạng “chán cơ quan – ngán công việc” đã không còn là chuyện của riêng ai thì còn điều gì để luận bàn thêm nữa nhỉ? Tất nhiên là có chứ.
“Chán đi làm” đôi khi đơn thuần chỉ là tình trạng tâm lý người lao động còn đang bị ảnh hưởng những dư âm sót lại của ngày nghỉ cuối tuần, nên kéo chút uể oải sang tuần làm việc mới. Tuy nhiên, lắm lúc hội chứng này là tác nhân không hề nhỏ gây cản trở sự nghiệp. Vì vậy, tất cả mọi người đều nên xem xét một cách kỹ càng tình huống, sớm đề ra biện pháp nhằm nhanh chóng “bắt tận tay – diệt ngay tận gốc”.
Xem xét hội chứng “chán đi làm” dưới góc độ tâm lý
Có khá nhiều lý do đưa đến tình trạng một người chán đi làm. Đó có thể là các nguồn cơn mang khả năng trở thành nguyên nhân gây nên phản ứng tiêu cực hoặc cũng có thể là những lý do khác ẩn phía sau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ ra 3 biểu hiện tâm lý là nguồn cơn của hội chứng chán làm việc:
# Tôi không thuộc về nơi này
Chẳng phải đương không mà bạn chán đi làm đâu! Rất nhiều người đã cảm thấy “không thuộc về nơi này” sau khi kiểm điểm và nhận ra rằng mình mất hết cảm giác gắn bó cũng như cam kết trong công việc. Ví dụ như trường hợp bạn không hề phàn nàn hay chê trách gì công ty và sếp cả, nhưng thực sự cảm thấy rằng mình đang bị buộc phải làm việc dưới sức ép của một phương châm quá công thức, nguyên tắc và cứng nhắc. Với những người khác, các luật lệ và quy trình này khá ổn, nhưng với riêng bạn thì không. Thực sự giống gánh nặng!
Và thế là sự mất kết nối này gây ra tình trạng chán nản, cảm giác bỏ cuộc ập đến khi sự phù hợp giữa bạn và công việc biến mất. Đó có thể là sự tương ứng giữa các kỹ năng, kinh nghiệm và giá trị của bạn, điều cho phép bạn thực hiện tốt chức năng công việc hiện tại hoặc tiềm năng cho sự nghiệp tương lai. Hãy chuẩn bị sẵn tâm lý để đối phó với cơn buồn chán, khi vai trò của bạn với môi trường làm việc và phong cách quản lý đã trật nhịp nhau.
# Tôi đã trở nên vô hình rồi
Có một câu chuyện liên quan đến tình huống này như sau: Nhân viên A đã phấn đấu nỗ lực để hiện tại có thể nắm giữ vị trí quan trọng về tiếp thị cho một tập đoàn truyền thông lớn. Bỗng đâu một ngày, cô A bị rơi ra khỏi tầm yêu thích vì Ban giám đốc ở trên đã thay đổi cho cô một vị sếp mới. A nhanh chóng nhận ra là mỗi ngày mình chỉ thực hiện những công việc hết sức đơn giản, dưới mức năng lực và kinh nghiệm của bản thân.
Kiểu chán nản này là kết quả của việc sử dụng và phân công công việc không hiệu quả. Bạn trở nên “vô hình” bởi vì tài năng, kỹ năng và khả năng của bạn không được khai thác đúng mức. Hơn thế nữa có khi chúng còn bị sử dụng sai mục đích và gây ức chế.
# Tôi cần có nhiều không gian hơn nữa
Một nguồn cơn gây chán thứ ba chính thiếu cơ hội học tập và phát triển. Sống dưới thời đại công nghệ và thông tin phát triển mạnh như hiện nay, những chuyên gia trong một nghề nghiệp nhất định luôn muốn có cơ hội học hỏi điều mới, tiếp tục trưởng thành và tạo nên tầm ảnh hưởng. Khi có quá ít những cơ hội này, bạn không có đủ không gian và môi trường rộng lớn để “sải cánh”. Bạn sẽ cảm thấy buồn chán!
Khả năng để xoá bỏ tình trạng này là liên tục tìm kiếm nhằm nâng cao và mở rộng các kỹ năng, bất cứ khi nào có cơ hội, tại bất cứ nơi đâu. Nếu ngại thực hiện điều này, bạn nắm chắc “tấm vé” để bước vào con đường dẫn đến ngõ cụt trong công việc.
“Kê toa” và “bốc thuốc” cho căn bệnh mang tên “chán đi làm”
Vậy thái độ đúng đắn để giải quyết vấn đề này là gì? Hãy chấp nhận thực tế và tìm cách vượt qua nỗi buồn chán được coi là hiển nhiên này theo hướng tích cực nhất:
Đã có thuốc trị bệnh “chán đi làm” rồi, dùng ngay đi nào các bạn, không để cho điều này là nỗi ám ảnh thường trực thường xuyên nữa nhé!
(Nguồn ảnh: Internet)